Hình ảnh con Rùa trong biểu tượng trường tồn trong văn hóa Việt Nam

Hình ảnh con Rùa trong biểu tượng trường tồn trong văn hóa Việt Nam

Hình ảnh con Rùa trong biểu tượng trường tồn trong văn hóa Việt Nam

11:38 - 06/07/2019

Cách Phân Biệt Gỗ Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng Có Tác Dụng Gì Mà Đắt Thế
Cách Phân Biệt Gỗ Tử Đàn Ấn Độ
Tham khảo giá gỗ nu pơ mu mắt phượng
Gỗ Chiu liu Thuộc Nhóm Mấy ?

con rùa

Con Rùa được các nhà khoa học chứng minh là một trong số những loài vật có tuổi thọ thuộc hàng cao nhất.

Trong văn hóa Phương Đông, Rùa có chức năng chống đỡ, đảm vảo sự ổn định của thế gian ấy gắn nó với vị thần cao nhất, ở Tây Tạng cũng như ở Ấn Độ, con rùa cổng vũ trụ là hoá thân, lúc thì của Bồ Tát, lúc thì của thần Vishnu vị thần dưới hình dạng này có một khuôn mặt xanh, là dấu hiệu của sự tái sinh hoạc sinh sản, khi thần từ nguồn nước khởi nguyên nhô mình lên, cõng Trái đất trên lưng. Việc gắn nước khởi nguyên với sự tái sinh thuộc hệ biểu tượng đêm,Mặt trăng. Ở Trung Quốc, rùa cũng là biểu tượng của Phương Bắc và Mùa Đông, mà người ta gắn với các tuần trăng.

Trong văn hóa Việt Nam, con rùa đã trở thành một biểu tượng thiên liêng và thần thánh hoá trong tâm trí người Việt, con rùa mang biểu tượng thần thánh, linh thiên lần đầu tiên xuất hiện trong truyền thuyết dưới thời dựng nước Âu Lạc của An Dương Vương  - Thục Phán. Theo truyền thuyết, dưới thời An Dương Vương dựng nước, Rùa thần - Kim Quy đã xuất hiện hai lần để giúp nhà vua. Lần đầu tiên ngài xuất hiện để giúp An Dương Vương xây thành công thành Cổ Loa và cho nhà vua một cái móng thần của mình để làm ra nỏ thần, nỏ thần có thể bắn ra hàng trăm ngàn mủi tên, để bảo vệ đất nước khỏi sự xâm lăng của giặc phương Bắc. Lần thứ hai thần Kim Qui xuất hiện để chỉ ra kẻ bán đứng đất nước là Mỵ Châu và đưa An Dương vương về biển.

Ngoài ra rùa trong văn hoá Việt rất nổi bật trong quá trình đấu tranh giữ nước, dưới thời nhà Minh xâm lược và đô hộ Đại Việt, theo truyền thuyết rùa thần đã giúp Lê Lợi đánh bại giặc phương Bắc bằng việc cho ngài mượn thanh gươm thần, và sau đó thần Kim quy lấy lại gươm ở Hồ Hoàn Kiếm khi nhà vua ngự thuyền rồng trên hồ này, và từ đó hồ này được gọi là hồ Gươm hay Hồ Hoàn Kiếm.

Trong quan niệm của người Việt Nam ngàn đời nay, có hai con vật được cho là đại diện cho sự linh thiêng, thần thánh và cội nguồn của dòng giống dân tộc, đó là con rồng và con rùa. Nó là tạo vật duy nhất trong tứ linh thật sự tồn tại và có thể dễ dàng tìm thấy nên không đơn thuần là biểu tượng của tuổi thọ, mà còn của sự bảo vệ, che chở, hỗ trợ, sự sang trọng và triển vọng.

Con rồng trong văn hoá Việt rất là linh thiêng, nó là hình tượng của Lạc Long Quân, người cha của dân tộc Việt và biểu trưng cho biển cả mênh mông và sông nước ngàn dặm, đó có thể gọi là Long vương, nhiều lần hiện thân giúp đỡ con cháu người Việt qua khỏi các nạn thiên tai. Trong đó con rùa hiện thân như là một thần linh (một con vật có thật) hộ mạng và bảo trợ cho người Việt và các vùng đất họ sinh sốngDường như theo quan niệm của người Việt thời xưa, thần Kim Quy và một cận thần của Cha Lạc Long Quân, có nhiệm vụ nhận lệnh từ người để giúp đỡ con cháu Việt tộc.

Trong Phong Thủy, con rùa giống như những ngọn đồi phương Bắc vững chãi, đảm bảo cho gia đình có sự liên kết chặt chẽ, lâu bền. Con rùa giấu trong cơ thể và trong những hoa văn trên mai nó tất cả bí mật của trời và đất. Tục truyền rằng khi Ban Cố tạo ra thế giới, ông đã dùng những chú rùa như những chiếc cột chống để giữ vạn vật. Phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng của chúng là đất, khiến nó trở nên bền vững với thời gian. Phần gù ở lưng con rùa được coi là trời và phần bụng của chúng là đất.

Tượng Long Quy Tức Rùa Hóa Rồng gỗ Nu Hương

rùa hóa rồng

Ngày nay con rùa vẫn giữ một nét đặc trưng cơ bản mang tính thiêng liêng, thần thánh trong quan niệm và văn hoá của người Việt. Tại hồ Gươm, hiện vẫn còn một số cá thể rùa, được xác định là sống cách thời chúng ta vài trăm năm, và là biểu tượng của Thủ đô ngàn năm văn hiến - Hà Nội và cho cả Việt Nam.

 

https://dogophongthuy.com.vn