Những bí ẩn về ý nghĩa phong thủy của bầu hồ lô.

Ý nghĩa phong thủy của bầu hồ lô

Ý nghĩa phong thủy của bầu hồ lô

11:14 - 06/04/2020

Cách Phân Biệt Gỗ Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng Có Tác Dụng Gì Mà Đắt Thế
Cách Phân Biệt Gỗ Tử Đàn Ấn Độ
Tham khảo giá gỗ nu pơ mu mắt phượng
Gỗ Chiu liu Thuộc Nhóm Mấy ?

Bầu hồ lô đang là vật phẩm làm mưa làm gió trên thị trường đồ gỗ phong thủy hiện nay, bởi tác dụng chúng mang lại vô vàn không kể hết được.

Hình tượng bầu hồ lô đã xuất hiện từ lâu đời.

Theo quan niệm dân gian xưa, hồ lô là tượng trưng của vũ trụ thu nhỏ. Trong Đạo giáo, không gian bên trong là thế giới của thần tiên, là vũ trụ độc lập với bên ngoài, có thể biến to, cũng có thể thu nhỏ, thông với bên ngoài bằng một cửa hẹp: miệng hồ lô. Vũ trụ bên trong hồ lô chỉ có hạnh phúc, tiên cảnh, có sự thăng hoa mà không hề có chiến tranh, bất ổn của thế giới nhân sinh.

Bầu hồ lô gỗ hương

bầu hồ lô

Bên cạnh đó, hồ lô còn biểu trưng cho sự hài hòa âm dương. Sở dĩ như vậy bởi Hồ lô vốn là loài bầu bí có hoa tự thụ phấn, do vậy nó tự mang trong mình sự hài hòa âm dương. Xa hơn nữa, hồ lô còn là biểu trưng của tình yêu đôi lứa.

Hồ lô đã được sử dụng phổ biến từ mấy ngàn năm trước. Người ta không chỉ sử dụng hồ lô từ quả bầu tự nhiên mà còn chế tác ra nhiều kiểu hồ lô từ các chất liệu khác nữa như gỗ, gốm sứ, kim loại, ngọc… Cũng chính vì vậy, mà từ chức năng là vật để chứa đựng, hồ lô  được xem như một thứ đồ trang trí và đặc biệt trở thành một vật khí Phong thủy có tác dụng tăng cường sức khỏe và tài lộc.

Bầu hồ lô gỗ hương

bầu hồ lô gỗ hương

Bầu hồ lô và ý nghĩa vạn điều cát tường

Từ xưa, con người đã quan niệm hồ lô là biểu trưng cho sự may mắn: theo phân tích ngữ âm, ngữ nghĩa theo Hán tự ở phần tên gọi hồ lô thì hình ảnh hồ lô mang biểu trưng của phúc lộc, thăng tiến. Các tộc người cổ ở miền Nam sông Dương Tử có tục rước thần hồ lô, dùng gỗ đẽo thành mặt nạ hồ lô thần có tay cầm; phụ nữ tế tự hồ lô thần để cầu hạnh phúc tương lai; kết hình hồ lô trên cổ hàm ý may mắn.

Hiện nay, một số tộc người ở miền nam Trung Quốc còn lưu truyền tục lấy hồ lô vẽ thành đầu rồng hay treo ở cửa ra vào với mục đích xua đuổi tà ma. Khi cúng tổ tiên, một số dân tộc thiểu số mang hồ lô treo ở phía trước đàn tế, ngụ ý cấm người lạ vào nhà. Trẻ em đeo chiếc hồ lô nhỏ trước ngực làm bùa và hy vọng đứa bé ấy sẽ có em trai, em gái về sau. Vào ngày Tết Đoan Ngọ, người dân mang hồ lô treo ngược trên đòn giông nhà, đợi đến giữa trưa thì mang xuống vứt đi, ngụ ý hồ lô hút hết độc khí, ám khí, hút hết xui xẻo.

Bầu hồ lô gỗ hương

bầu hồ lô

 

Bầu hồ lô vừa gần gũi, giản dị, phàm tục vừa linh thiêng, gợi vào lòng người một ý niệm xa xôi của biểu tượng thần tiên. Hồ lô vừa là một dụng cụ đắc lực trong đời sống thường nhật, vừa là biểu tượng của tâm linh; biểu trưng của linh hồn tổ tiên, của phúc lộc và tài vận. Chình vì thế, mà với văn hóa phương Đông huyền bí, hình tượng hồ lô luôn có một sức sống bền vững trong tâm thức của mỗi người cùng ước vọng về một cuộc sống an lành, hạnh phúc.

Trong nhà đặt tượng bầu hồ lô ở phương Phúc Đức hoặc Thiên Y (hai phương cát lành trong Phong thủy bát trạch) sẽ giúp tăng cường sức khỏe cho cả gia đình. Nếu trong nhà có trẻ nhỏ hay quấy khóc, có thể treo bên cạnh nôi của trẻ một quả hồ lô sẽ cho kết quả bất ngờ. Để đem lại bình yên, tránh tai nạn và giữ sức khỏe cho người lái xe, người ta thường treo những quả hồ lô nhỏ trên xe ô tô.

Bầu hồ lô gỗ hương

bầu hồ lô

Phong thủy quan niệm hồ lô vừa ngăn ngừa, vừa hóa giải bệnh tật. Có lẽ vì vậy mà trong các hiệu y dược cổ truyền, người ta thường bày những chiếc hồ lô rất lớn. Đặc biệt, trong nhà có người mắc bệnh, bên cạnh việc chữa bị bằng y học thì treo những quả hồ lô trong nhà được cho là sẽ trợ giúp người bệnh mau lành. Người ta có thể tăng cường tác dụng bằng cách dùng ba quả hồ lô gỗ treo ngay đầu giường sẽ tạo hiệu ứng đặc biệt.