Tượng Tế Công Gỗ Nu Hương Ôm Đá nguyên khối

Tư vấn bán hàng

Hotline0986.19.19.19

Tượng Tế Công Gỗ Nu Hương Ôm Đá nguyên khối

  • NH_01124
Liên hệ

Chiều dài(cm) Chiều rộng(cm) Chiều cao(cm) Cân nặng(gram)
50 30 70 48

Ý nghĩa phong thủy của Tượng Tế Công 

Tế Công Hòa Thượng hay Tế Điên Hoạt Phật là một nhân vật có thật và cũng là nhân vật trong tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống(khoảng 1150 – 1209) người Lâm Hải, họ Lý, tên Tâm Viễn, tự Hồ Ẩn, hiệu Phương Viên Tẩu sống tại vùng Chiết Giang, Trung Quốc. Ông là một tăng sĩ tu hành tại Linh Ẩn Tự ông ham uống rượu, ăn thịt chó nên người đời gọi ông là Tế Điên. Sau này dân gian gọi ông là Tế Công. Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác đời và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt chó người đời gọi ông là "Tế Ðiên", nhưng ông lại là người rất "tỉnh", từ bi và ưa giúp người giúp đời và có tài đặc biệt bắt ma rất giỏi.

Tượng Tế Công Gỗ Cẩm lai Ôm Đá nguyên khối, một pho Tượng rất có thần ..

tượng tế công hoạt phật

Tế Công Hoạt Phật sống ở núi Thiên Thai, sau đó đi đến Hàng. Tại Hàng Châu có chùa Linh Ẩn là nơi hòa thượng Tế Công xuất gia năm 18 tuổi. Ông lần lượt tham học với các vị: Pháp Không Nhất Bản ở chùa Quán Âm. Sau sư vào núi Hổ Khâu làm môn hạ ngài Hạt Ðường Huệ Viễn và nối dòng pháp này. Sư lại đến ở chùa Tịnh Từ, chùa này bị thiêu hủy vì hỏa tai, Sư đi hành hóa ở Lăng Nghiêm trùng tu lại. Cư dân ở vùng Tần Hồ ăn ốc thường chặt đuôi ốc để ăn. Sư xin những con ốc này thả lại trong nước, ốc phần lớn sống lại mà không có đuôi. Năm 1209, sư thị tịch, thọ 60 tuổi, nhục thân của sư nhập vào tháp tại Hổ Bào. Tế Công được mô tả mặc quần áo rách rưới, gầy guộc trơ xương và tay cầm quạt mo rách tả tơi .

tượng tế công

Các thế tượng Tế Công đều được miêu tả nhân dáng thế này, nhưng thực tế - theo truyền thuyết tay ông còn cầm đùi chó, nhưng trong chùa không tiện thờ những hình dáng thế này. Có khi Tế Công lại được tạc theo thế tay cầm bình rượu nhưng bị chó cắn gấu quần. Lý giải cho việc tại sao mình ăn thịt chó, theo truyện Tế Điên Hòa Thượng thì ông nói: Cổ thi Phật Tổ để một phong, Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng, Người nay tu miệng, lòng không sửa. Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

tượng tế công

Tế Công theo truyền thuyết giống như đến cõi trần vui chơi, để đùa giỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả đều chỉ là trò ảo giác của sắc thân, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa giỡn. Ý nghĩa trong phong thủy của Tượng Gỗ Tế Công ; Ông là 1 pháp sư rất giỏi chuyên trừ tà bắt ma giúp người nên được nhiều người kính trọng ,ở Trung Quốc một số Tỉnh dân còn thờ cúng ông như một vị thánh Đặc Biệt là tỉnh Chiết Giang . Nếu bày một bức Tượng Tế Công trong nhà có thể ; trấn tà trừ ma đặc biệt là nhưng ngôi nhà hoăc mảnh đất có vong thường xuyên lui tới .... hay những mảnh đất Dữ gần nghĩa trang nghĩa Địa, Miếu mạo ...

 

https://dogophongthuy.com.vn/tuong-go-phong-thuy-tt/tuong-te-cong/

Bình luận