Tại sao Tượng Tế Công lại xuất hiện tại Việt Nam?

Tại sao Tượng Tế Công lại xuất hiện tại Việt Nam?

Tại sao Tượng Tế Công lại xuất hiện tại Việt Nam?

10:26 - 29/03/2020

Cách Phân Biệt Gỗ Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng Có Tác Dụng Gì Mà Đắt Thế
Cách Phân Biệt Gỗ Tử Đàn Ấn Độ
Tham khảo giá gỗ nu pơ mu mắt phượng
Gỗ Chiu liu Thuộc Nhóm Mấy ?

Tế Công được biết đến là một vị sư phóng khoáng, sống thật với lòng mình, không chỉ ở Việt Nam mà ở nhiều nơi trên Thế Giới đều thờ cúng Tế Công bởi ông luôn là bậc thầy trong việc trấn trạch nhà ở.

Tượng Tế Công gỗ hương.

tượng tế công gỗ hương

mặt sau của tượng

Tế Công đi vào tác phẩm văn học dân gian của Trung Quốc.

Tế Ðiên Hòa thượng là tác phẩm văn học dân gian Trung Quốc, kể lại sự tích một vị Thiền sư thuộc phái Dương Kỳ, tông Lâm Tế, sống vào đời Tống (khoảng 1150 – 1209) tại vùng Chiết Giang, Trung Quốc.
Cuộc sống của vị Thiền sư này có nhiều điều kỳ bí khác người và cũng khác với đời sống tu hành của Tăng chúng đương thời. Tính tình ông cuồng phóng, thích rượu, thích thịt, người đời gọi ông là “Tế Ðiên”, trông ông vậy nhưng thực chất con người ông rất từ bi và ưa giúp đời.

Chuyện về cuộc đời của Hòa thượng Tế Ðiên được dân chúng tô đắp thêm nhiều điều kỳ bí, sau được sưu tập, gọt giũa thành tác phẩm văn học “Tế Công Hoạt Phật” hay còn gọi là “Tế Ðiên Hòa thượng”.   trong chùa không tiện thờ những hình dáng thế này. Có khi Tế Điên lại được tạc theo thế tay cầm bình rượu nhưng bị chó cắn gấu quần. Lý giải cho việc tại sao mình ăn thịt chó, theo truyện Tế Điên Hòa Thượng thì ông nói:

Cổ thi Phật Tổ để một phong,

Dạy khuyên tu miệng lẫn tu lòng,

Người nay tu miệng, lòng không sửa.

Bần tăng lòng sửa, miệng thì không.

Tượng Tế Công gỗ hương.

tượng tế công gỗ hương

Tế Điên giống như đến cõi trần vui chơi, để đùa giỡn và cũng để giáo hóa cho con người thấy tất cả vạn sự chỉ là trò ảo giác của thể xác, của chữ nghĩa, của tư tưởng, chúng đều là chuyện đáng để đùa giỡn còn ta có lòng hướng phật hay không, có đức độ hay không thì ở tâm mình mà ra.

  • Chính bởi sự mộc mạc, giản dị, không ngại miệng đời nói gì về bản thân mình ra sao mà ông chỉ sống theo đúng như tâm mình muốn nên Tế Công được rất nhiều người dân kính trọng bởi đức tính hiền lương, chuyên đi trừ tà ma giúp đời. Cũng vì vậy tượng Tế Công đang được tìm mua nhiều nhất hiện nay đơn giản là họ muốn con người mình sống hoang dại như ông nhưng lại không hề tục tĩu. Ngoài ra, tượng còn giúp xua đuổi những vận đen, hung khí và mang lại nhiều tài lộc, vận may đến cho gia chủ.

Tượng Tế Công gỗ cẩm.

tượng tế công gỗ cẩm

Ý nghĩa của tượng Tế Công trong phong thủy

Tế Công: Ông là 1 pháp sư rất giỏi chuyên trừ tà bắt ma giúp đỡ người dân cơ khổ nên được nhiều người kính trọng, ở Trung Quốc một số Tỉnh, dân còn thờ cúng ông như một vị thánh Đặc Biệt là tỉnh Chiết Giang .

Bày tượng Tế Công trong nhà có thể giúp ta trấn tà trừ ma đặc biệt là những ngôi nhà hoăc mảnh đất có vong thường xuyên lui tới ... hay những mảnh đất Dữ gần nghĩa trang nghĩa địa ... không chỉ vậy, tượng gỗ Tế Công còn giúp gia quyến khỏe mạnh, tránh được bệnh tật, đau ốm.

Nên đặt tượng Tế Công ở vị trí nào?

- Nên đặt tượng gỗ Tế Công tại những không gian trang trọng, sạch sẽ, tốt nhất là nên đặt tượng tại cửa chính, mặt hướng ra ngoài, khi đó tượng Tế Công sẽ phát huy tác dụng trấn trạch, xua đuổi tà ma muốn xâm nhập vào nhà. Hoặc nếu nhà có hướng xấu, thì bạn cũng nên đặt tượng Tế Công ở những hướng này, để át đi các vận khí xấu có thể gây mất mát, bệnh tật hoặc tai họa cho gia đình.

  • Nếu thờ cúng Tế Công thì có thể cúng bằng cả đồ chay hoặc mặn, nhưng phải nhớ lau chùi và vệ sinh tượng thường xuyên, để tượng luôn phát huy tốt hiệu quả phong thủy. Trước khi thờ cúng tượng Tế Công thì nên nhờ thầy xem ngày tốt để thỉnh tượng về nhà, và làm lễ khai quang, hô thần nhập tượng.