Có nên lựa chọn gỗ mun sừng làm đồ phong thủy ?

Có nên lựa chọn gỗ mun sừng hay không?

Có nên lựa chọn gỗ mun sừng hay không?

08:28 - 29/03/2020

Cách Phân Biệt Gỗ Thủy Tùng
Cây Thủy Tùng Có Tác Dụng Gì Mà Đắt Thế
Cách Phân Biệt Gỗ Tử Đàn Ấn Độ
Tham khảo giá gỗ nu pơ mu mắt phượng
Gỗ Chiu liu Thuộc Nhóm Mấy ?

Mun sừng được người dân tìm được trong rừng và mang về trồng.cây mun sừng

Gỗ mun thuộc nhóm mấy?

Cùng với các loại gỗ quý hiếm khác, gỗ mun thuộc nhóm I theo bảng phân loại tạm thời của các loại gỗ sử dụng được ban hành bởi Bộ Lâm Nghiệp.

Gỗ mun được lấy từ đâu?

   Gỗ mun được khai thác từ cây mun, là loại gỗ cao cấp ứng dụng rộng rãi trong lĩnh vực nội thất, đồ thủ công mỹ nghệ có giá trị rất cao. Gỗ mun được ưa chuộng trên toàn thế giới và ở Việt Nam. Đặc trưng nổi bật khiến gỗ mun được yêu thích đó là chất lượng tốt, gỗ nặng, chắc, vân gỗ độc đáo và rất đẹp.

Cây gỗ mun còn được gọi với các tên khác như mun đen, mun sừng, mun sọc,… tên khoa học của cây gỗ mun là Diospyros mun, cây mun thuộc họ thị, là cây rụng lá và có chiều cao cây trưởng thành vào khoảng 10m đến 15m, đường kính cây khoảng 0,3m đến 0,5m. Gốc cây bạnh vè, vỏ cây màu đen, nứt dăm dọc thân.

cây mun sừng

Gỗ mun có mấy loại?

Dựa theo vùng và đặc điểm bề ngoài nên cách gọi của từng địa phương khác nhau trên thị trường hiện nay gỗ mun được gọi với một số tên như: Gỗ mun đen, mun sọc, mun sừng, mun da báo, mun hoa,mun đuôi công

Gỗ mun sừng còn với tên gọi khác là mun đá, gỗ Mun Loại này rắn chắc như tên gọi của nó, khi cắt ngang gỗ sẽ thấy vân gỗ màu xanh đen, đen nhạt như màu tro. Khi để lâu gỗ chuyển sang màu đen bóng như sừng, vân và tâm gỗ cũng mất đi. Đây là loại gỗ Mun nặng nhất trong các loại gỗ mun, về độ nặng của mun sừng ngang với gỗ trắc. Gỗ mun sừng rất cứng nhưng lại giòn do vậy thợ thi công sản xuất phải có tay nghề cao mới gia công được.

ưu điểm : Bề mặt gỗ khi đã được xử lý tường tận về độ bóng thì không một loại gỗ nào có thể sánh nổi

Gỗ không có tom gỗ (Tom gỗ là những ống nhỏ lăm tăm bé xíu mà chúng tôi nhìn thấy trên bề mặt các gỗ bình thường)

Tượng sư tổ Đạt Ma gỗ mun sừng

Tượng Đạt Ma làm từ gỗ mun sừng

Gỗ mun sừng được giới mỹ nghệ Việt Nam nâng niu vì vẻ huyền bí, tính huyền thoại và độ quý hiếm của nó khi để một thời gian lâu lên nước chuyển từ màu xanh kaki sang màu đen bóng như sừng, tom và vân gỗ mun sừng cũng mất đi. Điểm nhận biết then chốt gỗ mun nằm ở chỗ khi tạc phôi gỗ ra có màu vàng xanh khaki đặc trưng, gỗ nặng, cứng, gõ vào kim loại nghe chan chát chứ không “bùm bụp”!

Mun” là tên chữ quốc tế của mun sừng đồng thời cũng là tên chuẩn của gỗ mun trong tiếng Việt! Độ cứng mun sừng 13,350N gần tương đương với trọng lực của 1 vật nặng 1 tấn, 3 tạ và 35kg. Mun sừng Việt Nam có thể nói là xếp sau mun Cameroon bởi mun VN hay có lan trắng là giác lẫn vào lõi, trong khi đó mun Cameroon có một màu đen tuyền  óng ả huyền thoại mà Tây phương rất thích.

Tượng sư tổ Đạt Ma gỗ mun sừng

tượng Đạt Ma gỗ mun sừng